Trang Nghiên cứu
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở Việt Nam



Mã số: QK.10.01
Tác giả: PGS.TS. Phan Huy Đường

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thời gian thực hiện: 6/2010 - 8/2011

Tóm tắt kết quả thực hiện:

Mục tiêu nghiên cứu:

Phân tích, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại Việt Nam, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu:

  • Đặc điểm và các phương thức di chuyển lao động quốc tế.
  • Tác động của lao động nước ngoài nhập cư.
  • Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài nhập cư.
  • Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nhà nước về lao động nước ngoài và những gợi ý cho Việt Nam.
  • Những chủ trương và biện pháp đã thực hiện trong quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở Việt Nam.
  • Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở Việt Nam, vạch rõ những thành tựu, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam.
  • Những định hướng cơ bản về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở Việt Nam.
  • Một số giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu:

Kết quả khoa học:

-   Khái quát hoá những vấn đề lý luận về thị trường lao động, dòng di chuyển lao động, vai trò và nội dung quản lý nhà nước đối với lao động nước nói chung và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

-   Phân tích tình hình lao động nước ngoài và kinh nghiệm quản lý ở một số nước, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với nước ta hiện nay.

-   Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tình hình lao động nước ngoài ở nước ta, đề tài đề xuất 3 nhóm giải pháp chủ yếu: (1)Nhóm giải pháp quản lý nhà nước tầm vĩ mô đối với lao động nói chung và lao động nước ngoài ở Việt Nam nói riêng. (2)Nhóm giải pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có sử dụng lao động nước ngoài làm việc (người sử dụng lao động). (3) Nhóm giải pháp quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài.

Các công bố liên quan đến kết quả của đề tài:

1.      Phan Huy Đường - Tô Hiến Thà (2011 Xã), Lao động nước ngoài ở VN:Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Lao động và hội, số 402.

2.      Phan Huy Đường - Đỗ Thị Dung (2011), Một số vấn đề đặt ra trong thực hiện các quy định pháp luật về lao động nước ngoài ở VN và hướng hoàn thiện, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 403.

3.      Phan Huy Đường - Đỗ Thị Mỹ Dung (2011), Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại VN, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 407.

Kết quả đào tạo của đề tài:

Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu độc lập của 02 Học viên cao học Kinh tế

Kết luận và khuyến nghị:

Đề tài đã khái quát hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn trên những nội dung sau:

  • Khái quát hoá những vấn đề lý luận về thị trường lao động, dòng di chuyển lao động, vai trò và nội dung quản lý nhà nước đối với lao động nước ta nói chung và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Phân tích tình hình lao động nước ngoài và kinh nghiệm quản lý ở một số nước, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với nước ta hiện nay.
  • Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tình hình lao động nước ngoài ở nước ta, đề tài đề xuất 3 nhóm giải pháp chủ yếu: (1) Nhóm giải pháp quản lý nhà nước tầm vĩ mô đối với lao động nói chung và lao động nước ngoài ở Việt Nam nói riêng. (2) nhóm giải pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có sử dụng lao động nước ngoài làm việc (người sử dụng lao động). (3) Nhóm giải pháp quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài.  
  • Hoàn thiện và đổi mới quản lý nhà nước đối với lao động, nhất là lao động nước ngoài là một công việc khó khăn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công việc này được thực hiện thường xuyên và không có điểm dừng. Cuộc sống luôn biến động, nền kinh tế - xã hội luôn phát triển đi lên, hoạt động của thị trường lao động cũng luôn biến đổi và Nhà nước phải luôn thích nghi, đổi mới mới có thể hoàn thành xứ mệnh lịch sử của mình trước nhân dân, trước Tổ quốc.
 >> Xem hoặc download tóm tắt đề tài tại đây.



Các tin khác