Trang Nghiên cứu
 
Đề tài: Xây dựng văn hóa cộng đồng của Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội



Mã số: QK.09.11

Người chủ trì:  ThS. Nguyễn Viết Lộc

Người phối hợp:  ThS. Nguyễn Thị Minh Phương; CN. Phạm Bích Ngọc

Đơn vị quản lý: Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Thời gian thực hiện: 2009 - 2011

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng thể:

Nghiên cứu luận cứ khoa học và các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng và phát triển VHCĐ của Trường ĐHKT - ĐHQGHN trong thời gian 20 năm trước mắt.

Mục tiêu cụ thể:

  • Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng VHCĐ của Trường ĐHKT - ĐHQGHN.
  • Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích đặc điểm VHCĐ ở Trường ĐHKT - ĐHQGHN và đưa ra yêu cầu và nội dung các bước xây dựng VHCĐ Trường ĐHKT - ĐHQGHN.
  •  Kiến nghị một số giải pháp.
  • Cung cấp một số sản phẩm cụ thể mang tính ứng dụng.

Những nội dung chính:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa cộng đồng ở Trường ĐHKT - ĐHQGHN.
  • Chương 2: Xây dựng văn hóa cộng đồng Trường ĐHKT - ĐHQGHN.
  • Chương 3: Một số giải pháp và sản phẩm ứng dụng.

Kết quả đạt được của tài:

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài nêu ra các cơ sở lý luận và thực tiễn để từ đó đưa ra được một số giải pháp và sản phẩm ứng dụng nhằm xây dựng VHCĐ tại Trường ĐHKT - ĐHQGHN.

Các công bố có liên quan đến đề tài (Bài báo):

  1. ThS. Nguyễn Viết Lộc, Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Tạp chí Khoa học (Tập 25, số 4, 2009);
  2. ThS. Nguyễn Viết Lộc, Một số vấn đề về xây dựng văn hóa tổ chức trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Tạp chí Giáo dục Lý luận (ISSN 0868-3492, số 11, 2009).

Sản phẩm ứng dụng:

-   Sản phẩm 1: Dự thảo nội dung cơ bản kế hoạch xây dựng VHCĐ Trường ĐHKT.

-  Sản phẩm 2: Hướng dẫn xây dựng bộ tài liệu về VHCĐ Trường ĐHKT.

-  Sản phẩm 3: Dự thảo Danh mục các nghi lễ trong năm.

-  Sản phẩm 4: Dự thảo Đề cương Sổ tay cán bộ.

-  Sản phẩm 5: Các bài báo đã xuất bản liên quan đến đề tài.

Khả năng ứng dụng thực tế của các kết quả:

Kết quả đề tài sẽ được ứng dụng vào xây dựng VHCĐ ở Trường ĐHKT - ĐHQGHN; từ đó sẽ là cơ sở thực tiễn để nhân rộng vấn đề xây dựng văn hóa cộng đồng ở các đơn vị thành viên ĐHQGHN nói riêng và các trường Đại học ở Việt Nam nói chung.

Thông qua việc thực hiện kế hoạch xây dựng VHCĐ sẽ hỗ trợ cho công tác truyền thông quảng cáo ra công chúng từ đó tạo dựng được thương hiệu cho Trường ĐHKT - ĐHQGHN.
 >> Xem hoặc download tóm tắt đề tài tại đây.




Các tin khác

<123456>