Trang Nghiên cứu
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam (QK.08.03)



Mã số: QK.08.03

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Phan Huy Đường
Thời gian thực hiện: 4/2008- 4/2010

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Tham gia thực hiện:

                                    1. ThS.NCS. Lê Hồng Huyên - Văn phòng TW Đảng

                                    2. ThS. NCS. Nguyễn Tiến Hùng - Viện Đại học Mở Hà Nội

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Khái quát các vấn đề lý luận về thị trường lao động, xuất khẩu lao động; Làm rõ đặc điểm và xu hướng vận động của thị trường lao động thế giới.

- Làm rõ khái niệm quản lý, sự cần thiết của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động; nội dung và các tiêu chí định lượng đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động ở Việt Nam.

- Nghiên cứu, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của một số nước , từ đó rút ra các gợi ý cho quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam.

- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn 1986- 2008. Nội dung này được nghiên cứu, luận giải rõ quá trình đổi mới tư duy quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trên nền tảng đổi mới đường lối, chính sách của Đảng về quan hệ đối ngoại, về xuất khẩu lao động. Đánh giá thành tựu đạt được của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, đồng thời mạnh dạn chỉ ra những nguyên nhân đưa đến hạn chế, yếu kém của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này ở Việt Nam thời gian qua.

- Từ kết quả nghiên cứu, làm nổi rõ các nội dung trên, nhất là việc phân tích, đánh giá những mặt được, chưa được và những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, nhóm tác giả đưa ra định hướng và bốn nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Trong các nhóm giải pháp được đề xuất, nổi bật là các giải pháp: (1) Nhà nước phải đóng vai trò quyết định trong việc phát triển thị trường lao động ngoài nước; (2) Cho phép các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tham gia hoạt động xuất khẩu lao động; (3) Quy định mức lương tối thiểu và phí môI giới tối đa để nâng cao thu nhập cho người lao động; (4) Nâng cao khẳ năng tự chịu trách nhiệm của người lao động, bình đẳng giữa các chủ thể: nhà nước, doanh nghiệp, người lao động trong xuất khẩu lao động.

Kết quả nghiên cứu:

- Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu độc lập và làm việc tập thể của 2 NCS kinh tế chính trị - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

- Các bài báo đã công bố: 5 bài:

1. Phan huy Đường: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động. Tạp chí Lao động và Xã hội, số 357, tháng 4/2009.

2. Phan Huy Đường: Nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà nước về bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Tạp chí Kinh tế và phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, số 143, tháng 5/2009.

3. Lê Hồng Huyên: Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, số 133, tháng 7/2008.

4. Lê Hồng Huyên: Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế. ĐHQGHN - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam Học lần thứ 3: Việt Nam Hội nhập và phát triển. Nxb ĐHQGHN, tháng 12/2008.

5. Lê Hồng Huyên: Được mất trong xuất khẩu lao động. Hồ sơ sự kiện, Chuyên san Tạp chí Cộng sản, số 60, tháng 4/2009.

- Sử dụng làm tài liệu giảng dạy chuyên đề cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.

Xem chi tiết tóm tắt đề tài tại đây.


Trường ĐHKT - ĐHQGHN