Trang Nghiên cứu
 
Đề tài: Phát triển định chế tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam (QK.06.03)



Mã số: QK.06.03

Thời gian thực hiện từ: 2006 - 2008

Cơ quan chủ trì: ĐHQGHN

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Bích Đào

Tham gia thực hiện:

1. TS. Nguyễn Mạnh Tuân, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

 2. ThS. Phạm Sĩ An, Viện Kinh tế Việt Nam.

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Phân định sự khác nhau về quan điểm của các lý thuyết và các trường phái về thị trường tín dụng nông thôn.

- Khẳng định vai trò của định chế tín dụng nông thôn trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay.

- Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới về hoạt động tín dụng: sự thất bại của tín dụng trợ cấp; các phương thức hoạt động hiệu quả của các định chế không chính thức trong việc đương đầu với sự bất cân xứng về thông tin.

- Sự phát triển hệ thống định chế tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam. Thực trạng hoạt động của hệ thống định chế tín dụng chính thức. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của hệ thống định chế tín dụng chính thức.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống định chế tín dụng chính thức ở nông thôn.

Qua nghiên cứu rút ra được một số kết luận như sau: hoạt động tín dụng trong nông thôn là rất cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng. Tuy còn nhiều tranh cãi về tầm quan trọng của nó nhưng qua phân tích thực trạng hoạt động của các định chế tín dụng chính thức tại khu vực nông thôn có nhận định là tầm quan trọng của tín dụng đối với phát triển kinh tế là điều hiển nhiên vì nó giúp phân công lao động, đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp cũng như làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và một điều hết sức quan trọng là nhờ có tín dụng mà tỷ lệ nghèo đói tại nông thôn giảm đi nhanh chóng, nó còn thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập của người nghèo.

Để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn cần phát triển thị trường tài chính ở nông thôn đặc biệt là phát triển các định chế tín dụng chính thức.Trong những năm gần đây, hệ thống định chế tín dụng chính thức trong nông thôn nói chung và NHNo & PTNT nói riêng đã có nhiều bước chuyển biến tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế, và phát huy những thành tích đã đạt được, thì không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của chính các định chế tín dụng chính thức ở nông thôn và người đi vay mà còn cần có môi trường thuận lợi từ phía nhà nước và chính phủ.

Kết quả nghiên cứu:

- Đề tài góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu độc lập và làm việc tập thể của 2 học viên cao học Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

 1. “Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính vi mô của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam” cho học viên Phạm Thi Hương Giang (2007).

 2. “Giải phát tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Cho học viên Lê Thị Hồng Ngọc (2008).

Các bài báo: Công bố 2 bài báo.

1.  Đặc điểm hoạt động cho vay của các định chế tín dụng chính thức trong nông thôn hiện nay. TS. Nguyễn Thị Bích Đào. Tạp chí Công nghiệp, số tháng 6/2008.

2.  Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn. TS. Nguyễn Thị Bích Đào. Tạp chí Công nghiệp, số tháng 7/2008.

- Sử dụng làm tài liệu giảng dạy và học tập chuyên đề quản trị kinh doanh cho học sinh các lớp chính quy, tại chức, cao học thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Xem chi tiết tóm tắt đề tài tại đây.


Trường ĐHKT - ĐHQGHN


Các tin khác

<123>