Trang Nghiên cứu
 
Đề tài: Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (nghiên cứu theo góc độ lịch sử) (QK.06.01)



Mã số: QK.06.01

Thời gian thực hiện: 2006 - 2008

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Văn Chiến

Kết quả nghiệm thu:

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

Xuất phát từ quan niệm về sở hữu để giải thích các khái niệm: kinh tế nhà nước, quá trình ra đời của quan niệm về kinh tế nhà nước ở Việt Nam, cơ cấucủa kinh tế nhà nước, cũng như phân biệt nó với thành phần kinh tế nhà nước. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước cũng như vai trò của nó ở một số nước. Đặc biệt kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc trong công cuộc cải cách nền kinh tế.

Nội dung chủ yếu của đề tài dành cho việc phân tích thực trạng quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn từ 1986 - 2006.

Trước hết đề tài vạch rõ sự ra đời, phát triển của doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung cũng như sự cần thiết phải đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế. Tiếp đến đề tài phân tích các giai đoạn và nội dung của công cuộc đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở nước ta với các góc độ: đổi mới các quan điểm và chính sách về doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp lại, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và thành lập hệ thống doanh nghiệp nhà nước mới, các tổng công ty và các tập đoàn kinh tế.

Đề tài rút ra một số bài học kinh nghiệm: đó là sự sự vận dụng lý luận chung vào Việt Nam một cách sáng tạo, là sự đổi mới từ cấu trúc bên trong của từng doanh nghiệp đến toàn bộ hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũng như môi trường mà nó vận hành và phát triển, đổi mới từng bước từ thí điểm, rút kinh nghiệm rồi đến phổ biến, đổi mới doanh nghiệp nhà nước kết hợp giải quyết những vấn đề xã hội, đổi mới theo hướng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và theo hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước nội dung nào cũng còn có nhiều việc phải làm, mặt khác, lại đứng trước cơ hội và thách thức mới khi nước ta thực hiện các cam kết trong tổ chức thương mại thế giới.

Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo những hướng đã phân tích ở trên là đòi hỏi khách quan và cần có những giải pháp đồng bộ, trọn gói.

Xem chi tiết tóm tắt đề tài tại đây.


Trường ĐHKT - ĐHQGHN


Các tin khác

<123>