Trang Nghiên cứu
 
Đề tài: Cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc - Nghiên cứu so sánh và bài học cho Việt Nam (QG.06.09)



Mã số: QG.06.09

Thời gian thực hiện: 2006 - 2008

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Chủ nhiệm đề tài: TS.Trịnh Thị Hoa Mai

Kết quả nghiệm thu:

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống, toàn diện, khách quan về tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc. Đánh giá những mặt thành công và ch­ưa thành công ở 2 quốc gia trong sự so sánh đối chiếu. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thúc đẩy tiến trình cải cách ngân hàng ở Việt Nam có chiều sâu hơn, có hiệu quả hơn, thực sự mang lại sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế ngày nay.

Công trình gồm 125 trang, sử dụng 60 tài liệu tham khảo, đư­ợc bố cục thành 3 phần:

Phần thứ nhất: Cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam

Phần này nghiên cứu 1 cách tòan diện, hệ thống tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam bao gồm quá trình đổi mới tổ chức hoạt động của NHNNVN và tiến trình cải cách các NHTM.

Phần này gồm 2 chư­ơng:

            Chư­ơng 1 Đổi mới tổ chức hoạt động của NHNNVN trong bối cảnh hội nhập

            Chương 2 Cải cách ngân hàng thư­ơng mại Việt Nam

Phần thứ hai: Cải cách hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc

Gồm 2 chương. Sau phần trình bày khái quát chung về hệ thống ngân hàng Trung Quốc trên các khía cạnh cấu trúc và những đặc điểm chung của hệ thống ngân hàng TQ ở chương 4, ch­ương 5 đi sâu phân tích tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng TQ gồm cải cách NHNNTQ (PBC) và các NHTM. Những đánh giá nhận xét tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng của Trung Quốc đ­ược tập trung vào 3 vấn đề chính. Đó là vấn đề xóa nợ xấu trong các NHTM, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM và Năng lực điều hành quản lý của PBC và CBRC. Những thành công và những điều còn bất cập của Trung Quốc trên các mặt này thực sự là những bài học bổ ích cho Việt Nam.

Phần thứ ba: Nghiên cứu so sách và những đề xuất giải pháp cho Việt Nam.

Phần này gồm 2 chương:

Chương 6: So sánh tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam và Trung Quốc.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế có đư­ợc từ phần 1 và phần 2, chương này tập trung nghiên cứu đối chiếu so sánh tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam và Trung Quốc.

 Những vấn đề ư­ợc xem xét trong sự so sánh ở đây gồm:

            - Mô hình hệ thống ngân hàng

            - Những bất cập chung mà tiến trình cải cách hệ thống NH đều gặp phải ở cả 2 quốc gia

            - Đánh giá về lựa chọn chiến lược cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam và Trung Quốc. Chiến l­ược cải cách đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của cải cách.

            - Tác động của bối cảnh hội nhập đến tiến trình cải cách ở cả 2 quốc gia

            - So sánh kết quả cải cách hệ thống ngân hàng trên 1 số tiêu chí mang tính định lượng: Mức độ tự do hóa lãi suất, cải cách thể chế, Mức độ chuyển đổi sở hữu trong ngành ngân hàng, mức độ mở cửa cạnh tranh với bên ngoài, thay đổi quan hệ của ngân hàng với khu vực kinh tế tư­ nhân, mức độ cải thiện tính trạng nợ xấu..

Chư­ơng 2: Một số giải pháp thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của chư­ơng 1 là một trong những căn đề xuất giải pháp thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam có chiều sâu hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Các giải pháp đề xuất ở đây cho cả NHNN và cho các NHTM.

Đối với NHNN, các giải pháp nhấn mạnh đến vấn đề nâng cao tính độc lập tự chủ trong hoạt động, vấn đề cơ cấu tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực đội ngũ, đổi mới cơ chế điều hành CSTT, tăng cường phối hợp CSTT và CSTK trong điều hành...của NHNN.

Đối với các NHTM, các giải pháp tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng và hòan thiện thể chế, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các NHTM.

Đề tài Cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc - Nghiên cứu so sánh và bài học cho Việt Nam có giá trị lý luận và thực tiễn tốt. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo trong việc giảng dạy các chuyên đề, gợi ý lựa chọn đề tài NCKH, khóa luận, luận văn cho sinh viên và học viên cao học ngành Tài chính - Ngân hàng.

Xem chi tiết tóm tắt đề tài tại đây.


Trường ĐHKT - ĐHQGHN