Trang Nghiên cứu
 
Đề tài: Xây dựng mô hình thúc đẩy công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam: trường hợp ngành thép tỉnh Hà Tĩnh



Sinh viên thực hiện: Phạm Đức Thắng, Bùi Thị Hoài Trang, Phạm Thị Hoàng Giang

Lớp: QH-2008-E KTĐN, QH-2009-E CLC

Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Anh Dũng

Prize: Incentive Prize at unit level, 2011

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu là tìm ra mô hình thúc đẩy công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, bao gồm các yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ tạo nên một hệ thống hoạt động như đòn bẩy thúc đẩy công nghiệp phụ trợ phát triển.

Nội dung nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu của nhóm bao gồm 3 phần chính:

  • Cơ sở lý luận: Từ việc phân tích các nghiên cứu trước đây về công nghiệp phụ trợ, nhóm nghiên cứu đã hệ thống hóa để mang đến cái nhìn tổng quát hơn về công nghiệp phụ trợ. Từ đó tạo cơ sơ để nhóm tiếp tục đẩy mạnh hướng nghiên cứu mới của mình – điểm mạnh so với các nghiên cứu trước đây về vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ.

  • Thực trạng công nghiệp phụ trợ (trường hợp tỉnh Hà Tĩnh): Lấy ngành Thép tại Hà Tĩnh là một điển hình nghiên cứu về thực trạng công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.

  • Phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam: Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng hiện nay và phát triển công nghiệp phụ trợ ngành thép tại Hà Tĩnh. Từ đó, nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình thúc đẩy công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu:

1. Những đóng góp của đề tài cho khoa học:

Đề tài đã hoàn thành được mục tiêu lớn nhất và quan trọng nhất là đưa ra mô hình thúc đẩy công nghiệp phụ trợ gồm các yếu tố dưới đây và mối quan hệ giữa chúng:

  • Chính phủ, chính quyền địa phương

  • Bộ và Sở kế hoạch & đầu tư

  • Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chính

  • Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ

  • Trung tâm xúc tiến đầu tư

  • Khu kinh tế

  • Khu công nghiệp, khu chế xuất

  • Các yếu tố nền tảng cơ sở

  • Đây là nghiên cứu đầu tiên đã đưa được ra mô hình cụ thể và phân tích rõ vai trò, mối liên hệ giữa các yếu tố trên với nhau và với việc thúc đẩy công nghiệp phụ trợ phát triển.

  • Góp phần hoàn thiện hơn nữa lý thuyết về công nghiệp phụ trợ.

2. Những đóng góp của đề tài cho thực tiễn:

Từ tình hình công nghiệp phụ trợ tại Hà Tĩnh nói riêng, cũng như ở Việt Nam nói chung, kết hợp với những kết luận đã đưa ra từ các đề tài trước đây của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, nhóm nghiên cứu đã đề xuất những khuyến nghị mang tính thực tiễn cao tới các bên liên quan trong việc thúc đẩy công nghiệp phụ trợ.
>> Download tóm tắt
tại đây


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN


Các tin khác

<123>