Trang Nghiên cứu
 
Đề tài: Chính sách đất đai ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO (KT.09.12)



Mã số: KT.09.12

Thời gian thực hiện: 2009 - 2010

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Chủ nhiệm đề tài: CN. Phạm Ngọc Hương Quỳnh

Nội dung và kết quả nghiên cứu:

Chính sách đất đai luôn là cơ sở để nhà nước quản lý, điều tiết và phân bổ đất đai, đưa đất đai vào sử dụng hiệu quả, nhằm sử dụng hợp lý và khai thác hết công năng của đất đai. Tháng 11/2006, Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn đối với quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam. Thực tế chính sách đất đai ở Việt Nam ngày càng quy củ hơn giúp việc quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả hơn. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, lỏng lèo và chồng chéo trong cơ chế và chính sách, chính những bất cập này làm hạn chế vao trò quản lý của nhà nước, gây lãng phí, thất thoát đất và bức xúc trong nhân dân. Trong thời gian tới, chính sách đất đai nên tiếp tục thay đổi theo hướng sau:

1. Đổi mới chính sách đất đai phải phù hợp với thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, được thể hiện trên các mặt: lợi ích kinh tế của người dân, của doanh nghiệp và quản lý hiệu quả của Nhà nước.

2. Đảm bảo tính nhất quán của quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai.; đồng thời mở rộng quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất trên cơ sở hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích của từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

3. Chính sách, pháp luật về đất đai phải mang tính chiến lược thể hiện tầm vóc của một chính sách lớn.

4. Chính sách đất đai phải xuất phát từ quy luật hình thành và phân phối địa tô của đất đai.

5. Đối với quan hệ ruộng đất trong nông thôn nước ta hiện nay phải đảm bảo các yêu cầu sau: nông dân yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất và tạo điều kiện tập trung ruộng đất và ruộng đất thực sự trở thành một yếu tố kinh tế quan trọng vận động theo xu hướng kinh doanh sản xuất hàng hóa.

Xem chi tiết tóm tắt đề tài tại đây.




Các tin khác

<123>