Trang Nghiên cứu
 
Đề tài: Nguyên nhân khủng hoảng tài chính Mỹ (KT.09.02)




Mã số: KT.09.02

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Việt Dung

Đơn vị quản lý: Khoa Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Thời gian thực hiện: 2009 - 2010

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu:

Với mục đích sử dụng kết quả nghiên cứu làm tài liệu phục vụ cho hoạt động giảng dạy môn Tài chính quốc tế, đề tài sẽ sử dụng các lý thuyết về bong bóng, hoạt động cho vay dưới chuẩn, chứng khoán hóa, mô hình Mundell - Flemming; sử dụng các số liệu, thông tin liên quan đến thị trường nhà đất, thị trường tài chính của Mỹ để phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và lý giải tại sao nó lại nhanh chóng lây lan ra khắp thế giới.

Nội dung và kết quả nghiên cứu:
  • Chương I trình bày diễn biến của khủng hoảng tài chính Mỹ. Không có một dấu hiệu cảnh báo nào, khủng hoảng cho vay thế chấp ở Mỹ đã bất ngờ nổ ra vào giữa năm 2007. Cuộc khủng hoảng này đã có tác động mạnh đến hệ thống tài chính lẫn nền kinh tế thực trên toàn cầu. Các cơ quan điều tiết tài chính của Mỹ từ Cục dự trữ liên bang, Ủy ban Chứng khoán và Bộ Tài chính cùng các ngân hàng trung ương khác trên thế giới cũng phải vào cuộc nhằm giải quyết khủng hoảng.
  • Chương II phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Nguồn gốc ban đầu của khủng hoảng là hoạt động cho vay dưới chuẩn và chứng khoán hóa được diễn trong môi trường tài chính nới lỏng, lãi suất thấp. Với cơ chế cho vay được đơn giản hóa, các tổ chức tín dụng đã cấp quá nhiều các khoản cho vay dưới chuẩn. Ngoài ra, cơ chế chứng khoán hóa đã đánh đồng các khoản vay đúng chuẩn và dưới chuẩn để phát hành chứng khoán làm rủi ro của các công cụ tài chính mới tăng lên gấp bội. Mất cân đối toàn cầu tuy chỉ là nguyên nhân gián tiếp gây ra rủi ro hệ thống và hậu quả là khủng hoảng tài chính song đây chính là yếu tố làm khủng hoảng tài chính Mỹ lây lan ra nhiều quốc gia trên thế giới. Các tổ chức tài chính nước ngoài có quan hệ chặt chẽ với thị trường tài chính Mỹ đã chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Một số tổ chức tín dụng châu Âu, châu Á do vậy cũng đã bị phá sản theo.
  • Chương III đưa ra một số kết luận và hàm ý cho Việt Nam. Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn trong hệ thống tài chính toàn cầu đã thể hiện tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính. Một số biện pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay thế chấp ở các ngân hàng thương mại, và biện pháp điều tiết thị trường bất động sản do vậy đã được đề cập trong chương III.

Xem chi tiết tóm tắt đề tài tại đây.




Các tin khác

<123>