Trang Nghiên cứu
 
Đề tài: Phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến biến động thải khí CO2 trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (KT.07.04)



Mã số: KT.07.04

Thời gian thực hiện: 2007 - 2008

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Kim Anh

Kết quả đánh giá của hội đồng nghiệm thu:

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

 Từ sau “đổi mới”, Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc về phát triển con người, và tăng trưởng kinh tế, nhưng được dự báo sẽ là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do sự nóng lên của nhiệt độ Trái đất.

 Trên cơ sở lý thuyết phát triển bền vững, áp dụng phương pháp phân tích theo cơ cấu sử dụng đẳng thức Kaya, và phân tích chuỗi số liệu theo thời gian, đề tài nghiên cứu những yếu tố chủ yếu làm biến động phát thải CO2 - loại khí được nhiều nghiên cứu chứng minh là gây tác động mạnh tới biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở Việt Nam và 9 nước khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đề tài đã làm rõ những điểm mới sau:

 Thứ nhất, trong khi tăng trưởng kinh tế (Y/P) và tăng cường độ CO2 của năng lương (C/E) là hai yếu tố chủ yếu làm tăng tốc độ phát thải CO2 ở Việt Nam và Trung Quốc thì (Y/P) và tăng dân số (P) là yếu tố chủ yếu làm tăng CO2 ở 8/10 nước Châu Á - Thái Bình Dương;

 Thứ hai, ngành CN & Xây dựng và Vận tải là hai nguồn phát thải chủ yếu ở Việt Nam từ sau 1992, nhưng ở phần lớn các nước còn lại phát nhiệt - điện công và vận tải, hoặc phát nhiệt - điện công và CN & xây dựng là hai nguồn phát thải chính;

 Thứ ba, giai đoạn 1989 - 1992 CO2 giảm mạnh ở Việt Nam là do hai nguyên nhân: (1) chuyển dịch cơ cấu năng lượng do sử dụng năng lượng tái tạo, và (2) dịch chuyển cơ cấu lao động từ công nghiệp sang dịch vụ, cắt giảm sản xuất trong khu vực Công nghiệp. Nhưng ngành Dịch vụ chủ yếu hấp thụ lao động tay nghề thấp, không giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững trong dài hạn

Cuối cùng, đề tài tổng hợp một số giải pháp nhằm giảm tốc độ phát thải CO2 trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm ở một số nước Châu Á - Thái Bình Dương.

Xem chi tiết tóm tắt đề tài tại đây.




Các tin khác

<12>