Trang tin tức sự kiện
 
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Trần Quang Nam

Tên luận án: Chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của Chính phủ Hàn Quốc - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Quang Nam    

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 14 tháng 10 năm 1982

4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 1134/QĐ-ĐHKT ngày 07 tháng 6 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 2352/QĐ-ĐHKT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ.

7. Tên luận án: Chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của Chính phủ Hàn Quốc - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

8. Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế      

9. Mã số62 31 01 06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:            

·   Hướng dẫn chính: PGS.TS. Hà Văn Hội

·   Hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Anh Thu

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về lý luận

-   Luận giải sự cần thiết, các nhân tố ảnh hưởng đối với chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế.

-   Làm rõ bối cảnh và nguyên nhân dẫn tới việc Chính phủ Hàn Quốc thực thi chính sách tái cơ cấu các Chaebol.

-   Làm rõ mục tiêu, nội dung trong chính sách tái cơ cấu các Chaebolcủa Hàn Quốc, cũng như chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách này.

-   Làm sáng tỏ vai trò của Chính phủ Hàn Quốc trong quá trình tái cơ cấu các Chaebol.

Thông qua kết quả nghiên cứu, Luận án đã khẳng định rng: việc chính phủ can thiệp vào quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nói chung và tái cơ cấu các TĐKT là cần thiết, tuy nhiên, chính phủ chỉ nên đóng vai trò định hướng, còn quá trình tái cơ cấu phải được dẫn dắt bởi thị trường. Đây là điểm mới, góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn về lý luận can thiệp chính phủ vào quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nói chung, các TĐKT nói riêng.

Về thực tiễn

Từ những bài học kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc, đồng thời, thông qua đánh giá thực tiễn của quá trình tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN của Việt Nam thời gian qua, Luận án đề xuất, gợi ý một số giải pháp về chính sách đối với Nhà nước, cũng như giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN của Việt Nam thời gian tới.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: 

Luận án đã đề xuất cách tiếp cận mới về quá trình tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN của Việt Nam. Với cách tiếp cận này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp tại Việt Nam.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: nghiên cứu, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tái cơ cấu DNNN của Việt Nam, đặt trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. 

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Trần Quang Nam (2015), Chính sách tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và hàm ý đối với Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Châu phi và Trung Đông, Số 09 (121) tháng 9 năm 2015, trang 26-36.

[2] Trần Quang Nam (2015), Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số cuối tháng 11-2015, trang 55-57 và 61.


UEB_net