KHUYẾN NGHỊ TRỌNG YẾU

VEPR: Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6-6,3% năm 2021

14:08 22/04/2021

Cân nhắc những yếu tố tích cực và tiêu cực tác động lên nền kinh tế, VEPR đưa ra các dự báo về tăng trưởng theo các kịch bản khác nhau. Theo VEPR, GDP Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6-6,3%.

Sáng 20/4/2021, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2021.

VEPR nhận định Chính phủ mới hứa hẹn một triển vọng kinh tế năng động trở lại trong năm 2021 và sau đó. Với điều kiện dịch Covid-19 tiếp tục được khống chế ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa được dần gỡ bỏ, VEPR dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6-6,3%.

Tại tọa đàm, PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết dự đoán này mang tính thận trọng, được đưa ra dựa trên giả định Việt Nam vẫn chưa thể mở cửa đón du khách nước ngoài và xuất khẩu vẫn duy trì được mức tăng trưởng ấn tượng. 

VEPR cũng đưa ra cảnh báo dù lạm phát chưa trở thành một mối đe dọa vĩ mô, rủi ro đang tiếp tục tích lũy. Đặc biệt, thị trường tài sản có nhiều dấu hiệu cho thấy đang trong tình trạng bong bóng, có thể mang lại rủi ro cho hệ thống tín dụng và hoạt động kinh tế.

Về động lực tăng trưởng kinh tế quý I, VEPR cho rằng một trong những yếu tố hỗ trợ là việc kiểm soát tốt dịch bệnh từ giai đoạn sớm, giúp duy trì hoạt động kinh tế trong nước.

Ngoài ra, kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA) cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng.

Một số yếu tố khác mà VEPR đề cập đến là tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh hơn; làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại; môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức chấp nhận được, tạo môi trường cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy vậy, VEPR nhận định Việt Nam đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc.

Sự tái bùng phát của Covid-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021 khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn; xung đột chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ.

Bên cạnh đó, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm cho hiệu quả quản lý thấp.

Ngoài ra, sức khỏe hệ thống ngân hàng - tài chính dù dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương.

Một điểm yếu khác là sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI. Đồng thời, việc thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; chất lượng lao động thấp và chậm cải thiện cũng là vấn đề cần được tính đến.

VEPR cũng cho rằng điểm hạn chế còn nằm ở hiệu quả đầu tư công thấp; tiến trình cổ phần hóa DNNN bị ngưng trệ, môi trường và thể chế kinh doanh dù từng bước được cải thiện nhưng về căn bản chưa giải phóng được sức mạnh doanh nghiệp.

>>> Bạn đọc có thể tham khảo Báo cáo tại đây.

Chấn chỉnh livestream bán hàng

Chấn chỉnh livestream bán hàng

Những ngày qua, trong lúc cộng đồng mạng chưa hết giận dữ xung quanh lùm xùm về việc kêu gọi từ thiện của "chiến thần" livestream Phạm Thoại thì câu chuyện ...

Chi tiết
Quản lý và ứng xử thế nào với nghề sáng tạo nội dung?

Quản lý và ứng xử thế nào với nghề sáng tạo nội dung?

Sáng tạo nội dung đã trở thành một ngành nghề hấp dẫn. Các nền tảng MXH như YouTube, TikTok, Instagram đã tạo ra cơ hội việc làm mới, thu hút đông đảo ...

Chi tiết
Tăng tốc nghiên cứu và phát triển để định hình vị thế Việt Nam

Tăng tốc nghiên cứu và phát triển để định hình vị thế Việt Nam

Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt sống còn, giờ đây nghiên cứu và phát triển (R&D) không còn là lựa chọn mà là điều kiện bắt buộc để vượt bẫy thu ...

Chi tiết
Singapore - trung tâm R&D hàng đầu thế giới

Singapore - trung tâm R&D hàng đầu thế giới

Singapore là một hòn đào nhỏ bé, không tài nguyên, không thị trường lớn, hạ tầng nghiên cứu và phát triển (R&D) gần như bằng 0 nhưng đã vươn lên trở ...

Chi tiết
Ngành giải trí: “Quyền lực mềm” cả tỷ USD

Ngành giải trí: “Quyền lực mềm” cả tỷ USD

Ngành giải trí ngày nay đã trở thành cỗ máy kinh tế khổng lồ. Thị trường giải trí toàn cầu đang phát triển với tốc độ chóng mặt và ngày càng đa dạng từ ...

Chi tiết
Dấu ấn nghiên cứu và tư vấn chính sách nổi bật của chuyên gia UEB trong năm 2024

Dấu ấn nghiên cứu và tư vấn chính sách nổi bật của chuyên gia UEB trong năm 2024

Năm 2024, thế giới biến động mạnh mẽ với những thách thức đan xen từ xung đột địa chính trị, dịch chuyển chuỗi cung ứng, bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) ...

Chi tiết
Thúc đẩy du lịch cộng đồng gắn với môi trường biển: Hướng đi nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế biển ở Việt Nam

Thúc đẩy du lịch cộng đồng gắn với môi trường biển: Hướng đi nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế biển ở Việt Nam

Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, trải rộng qua 28 tỉnh, thành phố và hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, Việt Nam sở hữu hệ sinh thái biển phong phú cùng với ...

Chi tiết
Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thu hút đầu tư vào các khu kinh tế ven biển và bài học cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thu hút đầu tư vào các khu kinh tế ven biển và bài học cho Việt Nam

Với sự hỗ trợ từ Chính phủ, các khu kinh tế ven biển đã trở thành nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, ...

Chi tiết
Đô thị thông minh: Chính sách phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đô thị thông minh: Chính sách phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phát triển đô thị thông minh là một quá trình liên tục và lâu dài, cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể, không chỉ tập trung vào ...

Chi tiết